Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực.
Trớ (là từ dân gian) là hiện tượng phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Thuật ngữ này thường được gọi cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, sữa hay thức ăn có thể trào ra khóe miệng. Tại Mỹ, 50% trẻ dưới 3 tháng và khoảng 67% trẻ 4 tháng tuổi bị “trớ” ít nhất 1 lần trong ngày.
Như đã nói, đa số các trường hợp “trớ” thường không là bệnh lý nên có thể điều trị tại nhà, các phụ huynh cần được giải thích rõ để tránh lo lắng quá mức, đồng thời lưu ý hai vấn đề chính khi điều trị tại nhà: Tư thế của trẻ và dinh dưỡng.
Tư thế
Dinh dưỡng
Dấu hiệu cần nhập viện
Có nhiều yếu tố gây nôn trớ ở trẻ
Có thể nôn là biểu hiện của những bệnh lý đường tiêu hóa hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân. Một số bệnh gây nôn ở trẻ và dấu hiệu nhận biết:
● Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn và ngộ độc thức ăn: Đây là nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất gây nôn ở trẻ.
Rất khó để phân biệt các bệnh viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì biểu hiện khởi phát bệnh khá giống nhau: trẻ nôn liên tục 5 - 30 phút/lần trong 12 giờ đầu.
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để phân biệt 2 bệnh này:
- Bệnh viêm dạ dày do nhiễm virus khởi phát đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài tới 3 ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.
- Trường hợp ngộ độc thức ăn, bệnh khởi phát 2-12 h sau khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo và thường không kéo dài quá 12 giờ. Trẻ thường không bị sốt và có thể có hoặc không có tiêu chảy.
Trẻ có thể bị nôn sau cơn ho nặng
Bé nôn nhiều thường dẫn đến mất nước nên cha mẹ cần tránh cho bé bị mất nước bằng cách cho bé uống bù Oresol chia nhỏ hoặc đút thìa.
Trẻ bị nôn cần được đưa đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị y tế khi:
Nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần có sự trợ giúp từ bác sĩ để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân bệnh sớm, tránh hậu quả xấu.
Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.