Giúp mẹ chăm bé
Khỏe hơn mỗi ngày
0

CÁCH KHẮC PHỤC TRẺ BIẾNG ĂN HIỆU QUẢ

  • 25/03/2023

Cân nặng và chiều cao luôn cần phải theo dõi khi nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm kiểm soát được sự phát triển của trẻ một cách hiệu quả. Trong đó cân nặng của trẻ không đảm bảo do biếng ăn là vấn đề rất thường gặp khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu. Vậy trẻ biếng ăn và cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn là tình trạng trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi có biểu hiện ăn ít, không chịu ăn hoặc quấy rối trong bữa ăn, không nhai hay nuốt, thậm chí nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng như:

  • Thói quen xấu khi ăn: trẻ có các thói quen xấu khi ăn có thể dẫn tới biếng ăn như bữa ăn kéo dài, ngậm thức ăn lâu, lựa chọn các thức ăn trong bữa,...
  • Trẻ không tập trung khi ăn: trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi đồ chơi hoặc được bế đi chơi khi ăn sẽ làm mất sự tập trung vào bữa ăn của trẻ, trẻ không ăn được nhiều và cũng không có hứng thú với bữa ăn
  • Trẻ không ăn đúng bữa: các bữa ăn thất thường, không có giờ giấc cụ thể cũng sẽ giảm sự thèm ăn và khả năng ăn của trẻ
  • Trẻ có các vấn đề sức khoẻ như: rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, viêm nhiễm răng miệng, nướu sưng đau, viêm tai mũi họng,...
  • Thức ăn không ưa thích: trẻ khó có thể ăn ngon miệng nếu thực đơn hàng ngày là các món không ưa thích hoặc không được thay đổi khẩu phần ăn đa dạng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biếng ăn ít được quan tâm tới, việc cải thiện bữa ăn có thể chính là chìa khóa giải quyết sự biếng ăn của trẻ.
  • Thức ăn không phù hợp: việc chế biến thức ăn sai như xay nhuyễn thức ăn cho đến lúc 2-3 tuổi, pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương làm trẻ khó tiêu cũng khiến trẻ dễ biếng ăn.
  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm: việc cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ tròn 6 tháng hay ăn cơm quá sớm (khi chưa đủ răng) cũng có thể dẫn tới biếng ăn ở trẻ sau này
  • Do tâm lý: là hiện tượng một số trẻ phản ứng lại cha mẹ khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, gò bó hoặc đánh lừa,....

2. Trẻ biếng ăn có tác hại như thế nào?

Trẻ biếng ăn có thể dẫn tới hậu quả đầu tiên là không tăng cân, không tăng chiều cao hoặc tăng rất chậm dù đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Trung bình mỗi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần tăng 100-200g mỗi tháng, trẻ không hoặc tăng thấp hơn mức này do biếng ăn là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Nếu tình trạng biếng ăn, không tăng cân của trẻ kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, kém phát triển từ nhẹ đến nặng. Kéo theo đó là sức đề kháng cũng suy giảm, trẻ dễ mắc bệnh lý, nhiễm trùng và các biến chứng bệnh khác cũng nguy hiểm hơn. Các ảnh hưởng này cũng sẽ khiến trẻ càng biếng ăn hơn tạo thành một vòng xoắn bệnh lý nhất định.

Các nghiên cứu còn cho răng trẻ biếng ăn, không tăng cân khi còn nhỏ sẽ chậm phát triển chiều cao sau này, thậm chí còi cọc vóc dáng thấp bé không thể khắc phục khi đến tuổi trưởng thành. Do đó, không nên chủ quan nếu trẻ đang gặp phải tình trạng biếng ăn mà cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

3. Các cách khắc phục khi trẻ biếng ăn

Để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Không bắt ép trẻ ăn:

  • Trẻ biếng ăn thường bị cha mẹ ép ăn, trừng phạt hoặc đánh mắng, quát tháo trẻ... khiến trẻ sợ hãi và càng không muốn ăn, trốn tránh việc ăn từ đó hình thành thói quen ăn uống xấu sau này
  • Thay vào đó cha mẹ nên chế biến, thay đổi bữa ăn, các món ăn mới lạ, kích thích của thể giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt nên bổ sung dinh dưỡng vào buổi sáng vì đây là bữa mà trẻ thoải mái, thèm ăn và ăn được nhiều nhất trong ngày

Tạo thực đơn đa dạng, món ăn đẹp mắt, kích thích thèm ăn:

  • Một trong những lý do trẻ biếng ăn có thể là do bữa ăn quen thuộc trong thời gian dài, trình bày kém đẹp mắt. Vì vậy mẹ nên cải thiện thực đơn đa dạng hơn, chế biến món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của trẻ
  • Cha mẹ cũng cần chú ý cho trẻ ăn đặc dần để phát triển cơ nhai và có thể ăn thức ăn đặc khi trẻ đã mọc đủ 20 răng sữa (thường sau 24 tháng tuổi)

Tạo thói quen ăn uống khoa học, đúng bữa:

  • Cần loại bỏ các thói quen xấu trong bữa ăn của trẻ như: ăn không đúng giờ, ăn quá nhiều bữa, thời gian mỗi bữa ăn kéo dài, trẻ tự tiện ăn vào bất cứ thời điểm nào.
  • Cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn vặt nhiều trong ngày, bữa phụ cũng nên chọn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hoá
  • Nên cho trẻ ăn đúng giờ, cùng bữa với gia đình để được ngồi cùng với người thân, việc sinh hoạt cùng nhau cũng có thể kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn

Chia nhỏ khẩu phần ăn:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn cũng là cách khắc phục trẻ biếng ăn
  • Thay vì 3 bữa chính nên chia thành nhiều phần thức ăn hơn từ 5-6 bữa trong ngày, đa dạng thực phẩm để giảm bớt áp lực mỗi bữa ăn cho trẻ
  • Ngoài ra nên tránh cho trẻ uống nước nhiều vì dễ tạo cảm giác no, trẻ ăn ít hơn và thậm chí đầy bụng

Cho trẻ vận động:

  • Vận động thể thao với các bộ môn ưa thích là cách giúp trẻ tiêu hao năng lượng, cảm thấy đói bụng từ đó có thể ăn nhiều hơn. Đây cũng là cách mà cả người lớn áp dụng để ăn nhiều hơn, dễ tăng cân và phát triển chiều cao

Ngoài ra, trẻ sau 24 tháng tuổi nên tẩy giun 6 tháng/ lần. Giữ vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng cũng là cách thức giúp giảm thiểu nguy cơ biếng ăn cho trẻ.

Đăng ký đại lý

Thông tin cá nhân

google-site-verification=tKgqh3JDT1qQLAaydOrq3nieTr8e4p7djbDNEQ88f2A