Thói quen đánh răng để vệ sinh răng miệng thường sẽ được khuyến cáo nên thực hiện khi từ giai đoạn nhỏ tuổi, tức là từ giai đoạn răng sữa. Việc này sẽ nhằm làm sạch những mảng bám ở trên răng nướu, và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển mạnh ở trong khoang miệng, và tránh gây ra những bệnh lý răng miệng cho bé. Tuy nhiên, việc mà đánh răng nhiều lần trong ngày cho bé lại không phải điều tốt mà ngược lại nó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tình trạng men răng và nướu lợi của bé.
Khi bé đánh răng quá nhiều lần trong ngày có thể gặp phải một số tình trạng răng miệng sau:
Theo những chuyên gia nha khoa, thường thì vi khuẩn sẽ phải mất đến 12 tiếng mới có thể phát triển gây hại răng, việc chải răng cho bé không nên quá 3 lần trong một ngày. Bởi chải răng thường xuyên có thể làm hỏng men răng và gây ra tình trạng kích ứng nướu. Nếu như bé đánh răng không đúng cách sẽ dễ làm lộ chân răng, gây nên những vấn đề khác nguy hại cho răng.
Nên kết hợp cho bé đánh răng với những loại nước súc miệng dành cho trẻ em. Hãy chắc chắn rằng loại bàn chải đánh răng cho bé đang sử dụng mềm mại và loại kem đánh răng có chứa hàm lượng flour phù hợp để không làm hỏng men răng của bé.
Đánh răng không đúng cách có thể để lại rất nhiều nguy hiểm cũng như hệ quả nghiêm trọng cho răng bé trong thời gian dài. Do vậy, bạn đã biết được câu trả lời đánh răng nhiều cho bé có tốt không? Bạn cần tránh đánh răng cho bé quá nhiều lần để tránh làm răng bé bị xước, mòn men răng.
Nếu như trường hợp bé dùng quá nhiều bữa trong ngày, hãy nhớ cho bé uống nước lại sau khi ăn để giúp rửa sạch những mảng bám có thể sót lại ở bên trong răng, giúp loại bỏ tái bám mùi hôi.
Trẻ em thường khó chủ động trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày và các bé cũng chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc đánh răng để bảo vệ răng miệng. Vậy nên, bố mẹ sẽ là những người nhắc nhở và hướng dẫn bé, giúp cho bé chải răng đúng cách, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bé. Những bước chải răng đúng cách cho bé:
Lưu ý lựa chọn loại kem đánh răng theo đúng độ tuổi của bé: Thường thì sự phát triển hàm răng của bé đều tương ứng với độ tuổi của bé, vậy nên ở mỗi một giai đoạn độ tuổi khác nhau, răng bé có cấu trúc và những đặc điểm riêng biệt. Do vậy, khi lựa chọn sản phẩm kem đánh răng phù hợp và an toàn thì bố mẹ cần phải ưu tiên để ý tới độ tuổi sử dụng của các sản phẩm đó.
Việc sản phẩm sử dụng cho bé có nguồn gốc xuất xứ như thế nào cũng là một lưu ý cần trước khi mà muốn lựa chọn sản phẩm nào đó. Do vậy, khi lựa chọn sản phẩm kem đánh răng, bố mẹ cũng nên chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng để đảm bảo an toàn cho trẻ nhơn.
Tuyệt đối không được đánh răng cho bé ngay khi vừa mới ăn xong vì lúc này axit trong thức ăn đã làm mềm men răng cửa bé, việc đánh răng sẽ dễ làm tổn thương đến men của răng, khiến cho răng bị ê buốt, nhạy cảm. Nên đánh răng ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn cho bé.
Không nên chải răng quá mạnh, quá nhanh nếu như không muốn làm tổn thương các mô mềm của bé mà lại không làm đảm bảo sạch mảng bám.
Lựa chọn những loại bàn chải phù hợp với loại lông mềm để không làm tổn thương đến mô nướu. Cần phải thay bàn chải ít nhất 3 tháng 1 lần cho bé để tránh vi khuẩn tích tụ ở trên bàn chải.
Khi bé chải răng hãy chải cả lưỡi, bởi đây cũng là những vị trí tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại.
Bất kể một sản phẩm nào khi lựa chọn cho bé để tin dùng, bố mẹ đều nên để ý tới thành phần của sản phẩm, kem đánh răng cũng không được loại trừ.
Không nên chọn kem đánh răng có quá nhiều bọt vì thành phần có xà phòng sẽ rất dễ gây kích ứng niêm mạc miệng của trẻ khi sử dụng, ngoài ra thì xà phòng còn có thể phá vỡ những enzym trong nước bọt gây hiện tượng bị mòn men răng của trẻ.
Bố mẹ nên đưa bé đi khám định kỳ răng miệng 6 tháng 1 lần, hã y đến nha khoa để có thể được nha sĩ kiểm tra vệ sinh răng miệng nhằm phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh răng miệng (nếu có). Nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn mẹ và bé những cách chải răng, vệ sinh răng miệng và cả chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe răng miệng, như vậy sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn và còn tránh được những bệnh lý răng miệng như sâu răng, và viêm nướu.